Chú thích Dạ_cổ_hoài_lang

  1. Hoài là nhớ, lang là người trai (ở đây là người chồng), hoài lang là nhớ chàng, dạ là đêm, cổ là trống, dạ cổ là tiếng trống đêm (cổ 鼓, nghĩa là trống hoặc đánh trống).
  2. 1 2 Cao Văn Lầu có phải ông tổ ngành cải lương?, Báo Thanh Niên. Truy cập 19 tháng 10 năm 2008.
  3. Năm 1978, ông Sáu Lầu có lên Sài Gòn, trú tại nhà ông Hai Ngưu
  4. Bản Dạ cổ hoài lang (nhịp 2) đã ra đời như thế nào?
  5. Theo ông Trần Đức Thuận (sách đã dẫn bên dưới): vì quá nhớ thương, vợ chồng ông thi thoảng vẫn lén lút gặp nhau, chứ hai người chưa chính thức xum họp. Xem thêm Cao Văn Lầu.
  6. 1 2 Trần Phước Thuận, Bàn về thời điểm ra đời và nguồn gốc của bản Dạ cổ hoài lang,in trong Nam Bộ - Đất và Người (Tập 2), Nhà xuất bản trẻ, 2004, tr 266-271.
  7. 1 2 Trần Đức Thuận, Cuộc đời Cao Văn Lầu và nguyên nhân ra đời bản Dạ cổ hoài lang, in trong Nam Bộ - Đất và Người (Tập 2), Nhà xuất bản Trẻ, 2004, tr.259-265.
  8. Năm 1919 là năm đổi tên Dạ cổ thành Vọng cổ. Ý kiến này được nhà thơ kiêm soạn giả cải lương Kiên Giang đồng thuận (Báo Long An, ngày 18 tháng 7 năm 1986). Tuy nhiên, theo bài viết trên báo Thanh Niên (dẫn bên trên), thì: Trên những chặng đường phát triển, khi "Vọng cổ hoài lang" được nâng lên nhịp 8 (từ khoảng năm 1934 đến 1944) thì nó có tên mới là Vọng cổ, không còn đuôi "hoài lang".
  9. GS. Hải còn cho biết thêm: Vào năm 1920 ông Sáu Lầu mới dùng cây đờn cò để sáng tác bài "Hoài Lang" (nhớ tới người yêu của mình). Sau đó ông Sáu Lầu mới đờn bài này cho ông Tần Xuân Thơ (gọi là Thống, thầy tuồng của gánh Tân Minh Kế ở Bạc Liêu) nghe. Chính ông Tần Xuân Thơ viết lời cho bài "Hoài lang" được sửa lại là "Dạ Cổ hoài lang", nhịp hai. Khi hát cải lương thành hình trong thập niên 20, bài "Dạ Cổ hoài lang" được các ông thầy tuồng đưa vào các vở cải lương và dần dần thay thế bản Tứ đại oán. Xem thêm phần Thảo luận.
  10. Ở Bạc Liêu từ nhiều năm nay, đang lưu hành trong giới đàn ca tài tử một bài Văn Thiên Trường (đủ ba lớp) nhan đề là "Cuộc đời Cao Văn Lầu", trong đó câu 7 và câu 8 như sau: Bản Dạ cổ hoài lang thương nhớ mơ màng, gan vàng khắc sâu. Chẳng bao lâu trong tim người nhụy nở hoa khai, bực sắc tài nào dễ mấy ai, năm một ngàn chín trăm mười tám chính thức ra đời...
  11. Toan Ánh, Tìm hiểu nghệ thuật cầm ca, Nhà xuất bản Đồng Tháp, 1998, tr. 207-208.
  12. Từ Dạ cổ hoài lang, Nhà xuất bản Mũi Cà Mau, 1992, tr.52-53.